Lợi nhuận cao nhất là vàng, tiềm tàng bất động sản...?
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Phạm Văn Chất, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Quang, cho biết nghi môn đình Phù Tinh là công trình kiến trúc văn hóa độc đáo không chỉ của người dân địa phương mà còn của tỉnh Hải Dương.Xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Sự kiện quy tụ đông đảo đại diện các cơ quan truyền thông, các giám khảo, các nhà tài trợ cùng dàn khách mời nổi tiếng. Cuộc thi năm nay được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp phép tổ chức, hứa hẹn một mùa giải chuyên nghiệp và hoành tráng. Đêm chung kết sẽ diễn ra trên sân khấu ngoài trời Hồ Mây Park, với sức chứa lên tới 1.000 khán giả và được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Cuộc thi có sự đồng hành từ các thương hiệu nổi tiếng như: Fujiwa Việt Nam; thẩm mỹ viện Anh Khôi; Hồ Mây Park;… Đặc biệt là sự hợp tác của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật và Truyền thông Miền Nam do diễn viên Phi Thanh Vân điều hành. Ban tổ chức chia sẻ, cuộc thi không chỉ tôn vinh vẻ đẹp hình thể mà còn đề cao trí tuệ, tài năng và sự đóng góp của nữ doanh nhân cho xã hội. Sự kiện hứa hẹn sẽ là một sân chơi uy tín, nơi những nữ doanh nhân tài sắc hội tụ và tỏa sáng. Hành trình này sẽ tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp, khẳng định bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.
Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Giáo viên nói gì về sự đổi mới?
Ngày 17.1, hầm Tuy An thuộc dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong (cao tốc Bắc - Nam) qua tỉnh Phú Yên dài 1.020 m chính thức được đào thông cả 2 ống hầm.Theo báo cáo của Ban điều hành gói thầu XL01, liên danh nhà thầu đã huy động 806 nhân sự, 505 máy móc thiết bị và triển khai 40 mũi thi công trên toàn tuyến. Tổng sản lượng thực hiện toàn gói thầu đạt 72%. Riêng đối với phạm vi công việc do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm, sản lượng hoàn thành đến nay đạt 68% (vượt 8% so với kế hoạch đề ra).Hạng mục hầm Tuy An có chiều dài 1.020 m, đã chính thức được đào thông cả 2 ống hầm, trong đó nhánh trái đã được nhà thầu đào thông cách đây 1 tháng. Để hoàn thành việc đào thông hai nhánh hầm, đội ngũ kỹ sư và công nhân đã vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt về địa chất, đạt tốc độ thi công trung bình 2 m/ngày.Ông Trương Công Đạt, Giám đốc Ban đều hành gói thầu XL01 cho biết, quá trình thi công hầm Tuy An đã đối mặt với nhiều thách thức lớn do điều kiện địa chất phức tạp. Theo thiết kế ban đầu, hầm được dự kiến sẽ xuyên qua lớp đá cứng nhưng thực tế khi thi công địa chất tại khu vực này chủ yếu là đất sét, đá phong hóa, cát và nước ngầm. Sự khác biệt này không chỉ làm gia tăng độ khó trong thi công mà còn khiến tốc độ đào hầm từ trung bình 6 - 8 m mỗi ngày giảm xuống chỉ còn 0,5 - 1 m mỗi ngày.Trước những khó khăn này, Ban điều hành cùng các đơn vị liên quan đã nhanh chóng điều chỉnh phương án thi công, xử lý các vấn đề phát sinh và hoàn thiện hồ sơ phê duyệt. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án đã đảm bảo nguồn kinh phí và tiến độ thực hiện. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ kỹ sư và công nhân, tiến độ thi công toàn dự án hiện vượt 8% so với kế hoạch đề ra. "Việc hoàn thành đào thông hầm Tuy An, đặc biệt trong điều kiện địa chất không thuận lợi, thể hiện sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của toàn bộ đội ngũ tham gia dự án. Đây là bước tiến quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ của toàn bộ tuyến cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong", ông Đạt khẳng định.Ngay sau khi hai nhánh hầm được thông, đội ngũ kỹ sư và công nhân sẽ triển khai các công đoạn tiếp theo như: đào hạ nền, gia cố, lắp đặt ván khuôn để đổ bê tông vỏ hầm, lắp đặt hệ thống thiết bị ITS. Bên cạnh đó, hầm Tuy An sẽ được tận dụng làm đường công vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển, điều phối vật liệu trên toàn tuyến, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công toàn dự án.Gói thầu XL01 dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2. Gói thầu có chiều dài 24 km (tổng chiều dài dự án là 48 km). Tổng giá trị gói thầu là 4.300 tỉ đồng. Trong giai đoạn phân kỳ hiện nay, gói thầu được đầu tư với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m. Trên tuyến, ngoài phần đường, hầm Tuy An dài hơn 1 km còn có 16 cầu (11 trên tuyến chính và 5 cầu trên tuyến ngang và nút giao). Gói XL01 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, với khối lượng Tập đoàn Đèo Cả thực hiện là 1.650 tỉ đồng, chiếm 38% giá trị gói thầu.
Hôm 24.2, NSƯT Ngọc Huyền tổ chức sự kiện ra mắt web drama Kén cá chọn chồng, có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ như NSND Thanh Điền, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Kim Tử Long, nghệ sĩ Ngân Tuấn, đạo diễn Khương Dừa… Đây là tác phẩm nối tiếp thành công của web drama Sầu riêng giành giải Ngôi Sao Xanh 2024, mang màu sắc hài hước, vui nhộn. Trong phim, NSƯT Ngọc Huyền đảm nhận vai Chọn, chịu cảnh ế lâu năm vì bị đồn thổi "cao số", khiến phái mạnh không ai dám đến gần. Tình cờ, cô gặp Cá (NSƯT Kim Tử Long thủ vai) và nảy sinh tình cảm nhưng lại gặp không ít trắc trở. Điều đặc biệt trong Kén cá chọn chồng là màn kết hợp ăn ý của Kim Tử Long - Ngọc Huyền. Từng là cặp đôi đẹp trên sân khấu cải lương, màn hội ngộ của cả hai trong dự án này khiến nhiều khán giả không khỏi tò mò. Tại sự kiện ra mắt phim, Kim Tử Long hào hứng khi dự án mới được giới thiệu với khán giả. Thậm chí nam nghệ sĩ còn mong muốn được đóng cảnh tình cảm với Ngọc Huyền ở dự án sau. Ngọc Huyền từng được biết đến là “người tình sân khấu” của Kim Tử Long. Nữ nghệ sĩ bật mí vì đồng nghiệp chính là người se duyên cho mình và chồng hiện tại nên không có chuyện bị ghen tuông khi đóng chung. Về phần mình, Kim Tử Long cho biết vợ anh cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nên có sự thấu hiểu, không khó chịu khi anh đóng cặp với “người tình sân khấu” trong Kén cá chọn chồng.Về phía Ngọc Huyền, nữ nghệ sĩ cho biết Kén cá chọn chồng là món quà dành tặng bản thân nhân kỷ niệm 41 năm gắn bó với sự nghiệp ca hát. Ngoài ra, tác phẩm còn là lời tri ân của cô dành cho khán giả khi đã ủng hộ phim Sầu riêng trước đó, giúp cô giành giải Ngôi Sao Xanh cho Diễn viên xuất sắc nhất hạng mục phim chiếu mạng. Nói về màn tái hợp với Kim Tử long, Ngọc Huyền cho rằng đó là điều khiến khán giả tò mò.
Nghị lực của nữ sinh có biệt danh 'Thị Nở'
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.